
Táo bón mãn tính (kéo dài hơn 3 tháng) do tắc nghẽn đường ra là bệnh thường gặp hiện nay ở giới nữ. Túi sa trực tràng thường gặp ở nữ sinh đẻ nhiều lần gây tổn thương vách âm đạo trực tràng.
Sinh đẻ nhiều dễ bị sa trực tràng
Vách âm đạo trực tràng mỏng sẽ gây ra bệnh túi sa trực tràng. Thông tin trên được các chuyên gia về điều trị táo bón bàn luận trong một hội thảo do Hội Sàn chậu học TPHCM kết hợp với Bệnh viện ĐH Y Dược TP tổ chức ngày 30-8.
Theo GS-TS-BS Lê Quang Nghĩa, Chủ tịch Hội Sàn chậu học TPHCM, đối với người bệnh túi sa trực tràng, khi đại tiện, khối phân đẩy vào thành trước trực tràng, lồi vào âm đạo mà không thể đi cầu được hay đi cầu rất khó, đi cầu không hết phân do phân còn nằm lại trong túi trực tràng. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân thậm chí phải cho tay vào trong âm đạo khi rặn đi cầu mới đẩy được khối phân ra ngoài.
Điều trị táo bón hay đi cầu khó do túi sa trực tràng và sa sàn chậu được kết hợp giữa thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, lỏng; sử dụng thuốc nhuận tràng; về thủ thuật có thể sử dụng giao thoa và kích thích điện. Khi các phương pháp trên không giúp cải thiện tình trạng táo bón thì mới phẫu thuật.
(Người lao động)
Tổng hợp & BT: Thiên Nga (Ybacsi.com)
